Nước nhiễm mặn là gì? Nguyên nhân, tác hại và giải pháp
Nước nhiễm mặn đang là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và môi trường. Vậy nguồn nước nhiễm mặn là gì? Làm thế nào để xử lý nguồn nước nhiễm mặn hiệu quả? Hãy cùng Dimplex Water tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nước nhiễm mặn là gì?
Nước nhiễm mặn là nước có hàm lượng muối hòa tan, chủ yếu là NaCl vượt quá mức cho phép (> 300 mg/lít) dựa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguồn nước sinh hoạt. Hàm lượng nước nhiễm mặn thường được đo bằng đơn vị phần nghìn (ppt), phần triệu (ppm), phần trăm (%) hoặc gam trên lít (g/l).
Nguyên nhân gây ra nước nhiễm mặn?
Ảnh hưởng do thiên nhiên
- Hiệu ứng nhà kính khiến lượng băng tan nhanh, đẩy mực nước biển dâng cao và xâm chiến vào đất liền làm ảnh hưởng đến dòng chảy nước ngầm ven biển.
- Biến đổi khí hậu thất thường dẫn đến sự thay đổi lượng mưa, tác động trực tiếp đến lượng nước ngọt có trong mạch ngầm.
Ảnh hưởng do con người
- Sử dụng nước tưới có nồng độ muối cao, tưới quá nhiều dẫn đến tích tụ muối trong đất và lan truyền vào nguồn nước ngầm.
- Khai thác nước ngầm ở các khu vực gần biển dễ làm cho nước biển xâm nhập vào mạch nước ngầm, gây nhiễm mặn.
- Xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn làm giảm lượng nước chảy về hạ lưu, tạo điều kiện cho nước biển xâm nhập vào các vùng đất thấp, khi thủy triều dâng lên nước biển sẽ đổi ngược về sông, suối làm nước bị nhiễm mặn.
Những tác hại của nước nhiễm mặn
Nước nhiễm mặn gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và sản xuất ở các khu vực nhiễm mặn, vậy những tác hại của nước nhiễm mặn là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu một số tác hại sau đây:
Tác hại đến hệ sinh thái
Nguồn nước bị nhiễm mặn gây ảnh hưởng đến các loại sinh vật mực, tôm, cá và các loài động vật, thực vật ở dưới biển khác. Sự thay đổi nồng độ của muối làm giảm số lượng của các loài sinh vật biển, dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái.
Tác hại đến nguồn nước sinh
Việc sử dụng trực tiếp nguồn nước nhiễm mặn gây ra các vấn đề về sức khỏe nếu nguồn nước không được xử lý kịp thời. Bên cạnh đó việc sử dụng nước nhiễm mặn sẽ làm cho các đồ dùng sinh hoạt trong nhà, đặc biệt là vật dụng bằng kim loại sẽ bị nước nhiễm mặn làm rỉ sét và ăn mòn.
Tác hại đến nông nghiệp
Nước nhiễm mặn làm giảm năng suất cây trồng do lượng muối tích tụ trong đất, gây cản trở quá trình hấp thụ nước và dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra, khi đất bị nhiễm mặn, người nông dân phải thay đổi mục đích sử dụng đất từ trồng trọt sang các hoạt động khác như nuôi trồng thủy sản hoặc bỏ hoang.
Các giải pháp xử lý nước nhiễm mặn
Công nghệ thẩm thấu ngược (RO – Reverse Osmosis)
Công nghệ thẩm thấu ngược là giải pháp xử lý nước nhiễm mặn bằng hệ thống lọc có màng lọc RO. Đặc biệt máy lọc phải có Axetyl Xenlulo, hợp chất hữu cơ này sẽ đi qua và giữ lại các ion của muối hòa tan.
Khi sử dụng máy lọc để lọc nước nhiễm mặn, cần tăng áp để tạo lực đẩy nước đi qua màng lọc. Kế tiếp nước sạch sẽ được lưu trữ vào bình còn các chất cặn bẩn, ion sẽ giữ ở mạng lọc. Lắp đặt công nghệ này có giá thành rẻ và được áp dụng cho công trình nhà ở hoặc quy mô công nghiệp.
Công nghệ chưng cất
Công nghệ chưng cất là phương pháp xử lý nước mặn đã có từ lâu. Phương pháp này chỉ cần tăng nhiệt độ đến khi nước sôi và bốc hơi, sau đó ngưng tự lại thành nước tinh khiết. Phương pháp này sử dụng ở mọi mức độ nhiễm mặn, nhưng chỉ thực hiện trong phòng thí nghiệm hoặc quy mô nhỏ.
Phương pháp trao đổi ion
Phương pháp trao đổi ion là phương pháp khử độ mặn qua bể lọc OH – anionit và H-cationit. Khi lọc bể H-cationit, quá trình trao đổi cation của muối hòa tan trong nước với các ion H+ và muối sẽ biến thành axit tương ứng. Sau đó dùng bể lọc OH-anionit, các hạt anionit sẽ hấp thụ nước từ anion như SO4, Cl- và tạo ra các chất tương ứng với OH-.
Phương pháp trao đổi ion rất hiệu quả đối với nguồn nước nhiễm mặn nhưng chi phí sử dụng công nghệ này khá cao và khó vận hành so với các công nghệ khác.
Xây dựng đập ngăn mặn và hệ thống dẫn nước ngọt
Xây dựng đập ngăn mặn thật chất là bức tường chắn ngang sông, được làm từ xi măng, đất và đá. Đập có kết cấu đơn giản bao gồm các cọc nằm sát nhau, chắn ngang cửa sông để hạn chế dòng chảy của nước. Đồng thời đập còn thu hẹp cửa sống giúp cân bằng hoặc cao hơn mực nước của thủy triều để tránh nước nhiễm mặn.
Ngoài các giải pháp xử lý nước mặn trên, một số vùng cũng áp dụng phương pháp xây dựng hệ thống dẫn nước ngọt vào khu vực bị nhiễm mặn để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và nông nghiệp. Hệ thống này bao gồm các kênh dẫn, ống dẫn, trạm bơm, bể chứa nước,…Giải pháp này đòi hỏi sự quy hoạch chi tiết để đảm bảo nguồn nước được dẫn đi một cách hiệu quả nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nước nhiễm mặn là gì, tác hại và giải pháp xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả. Đừng quên tiếp tục dõi Dimplex Water để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!